Vương hậu Thụy Điển Ulrika_Eleonora_của_Thụy_Điển

Tiếp tục quyền ảnh hưởng

Thời kỳ là Vương hậu kiêm Trữ quân của Thụy Điển, Ulrika Eleonora cùng chồng khai sáng ra [Thời đại tự do; "Age of Liberty"].

Đồng xu đôi in hình Frederik I và Ulrika, khoảng năm 1723.

Thời kỳ này đánh dấu mốc nền quân chủ Thụy Điển đã mất hầu hết quyền lực chuyên chế, phụ thuộc phần lớn vào sự ảnh hưởng từ Nghị viện và Quốc hội. Vương hậu Ulrika sau khi thoái vị, vẫn giữ vai trò ảnh hưởng một cách khôn ngoan với lớp vỏ bọc sùng đạo. Bà biết rõ dân chúng yêu mến mình thông qua hành động này, nên thường khéo léo cài cắm sự ảnh hưởng chính trị của mình thông qua những ý tưởng, mà phần lớn sau đó đều được đồng thuận. Một ví dụ cho việc này là vào năm 1738, Carl Gustaf Tessin được bổ nhiệm vào một chức vị, Vương hậu Ulrika bày tỏ không hài lòng lắm, và đám đông cũng như triều đình nổi lên sự phản đối, cho đến khi Tessin trực tiếp trình diện Vương hậu và hôn vào tay bà tỏ ý kính phục. Lúc này, Vương hậu Ulrika lại khéo léo nói rằng bà vốn không có ý phản đối lập trường của Tessin[3].

Trong thời kì làm Vương hậu, Ulrika Eleonora đã từng hai lần làm nhiếp chính; một là năm 1731 khi Vua Frederick vắng mặt khỏi vương quốc, và lần thứ hai là khoảng 1738-1739 khi nhà vua bị bệnh. Vào năm 1731, tháng 5, Vua Frederick đã phải về thăm cố hương Hesse, Vương hậu Ulrika làm nhiếp chính tạm thời cho đến khi nhà vua trở về vào khoảng mùa thu cùng năm. Vào năm 1738, Vương hậu Ulrika được Quốc hội đề nghị nhiếp chính khi Vua Frederick đang bị bệnh nguy kịch, có khả năng tử vong cao, việc nhiếp chính lần này của Ulrika kéo dài đến giao thừa năm 1738-39, gần 1 năm.

Quan hệ với nhà vua

Vua Frederik và Ulrika.

Ngay từ đầu, cuộc hôn nhân giữa Ulrika và Frederick được nhìn nhận là dựa trên tình yêu, và Ulrika biểu hiện ra bà rất ủng hộ chồng mình trên nhiều phương diện. Dù nhiều năm không con, song mối quan hệ giữa hai vợ chồng Ulrika tương đối tốt đẹp. Theo kí lục ghi nhận, vào năm 17151718, Ulrika đã có hai lần sẩy thai, và đến năm 1724 bà vẫn rất hi vọng mình sẽ sinh ra người thừa kế cho chồng, tuy nhiên rốt cuộc đến cuối đời bà vẫn không thể sinh ra người con nào[4]. Vào lúc không có người thừa kế, Vua Frederick quyết định đưa nhà Hesse của mình vào dòng kế vị, và dù tham vọng này không thành, song Vương hậu Ulrika biểu thị rất ủng hộ ý định này của nhà vua, vì bà thà như vậy còn hơn để ngai vị cho người cháu trai, Công tước xứ Holstein-Gottorp.

Tuy vậy, sau khi Vua Frederick có được ngai vàng, quan hệ giữa ông và Ulrika có biến chuyển. Ông là vị Quốc vương Thụy Điển đầu tiên bổ nhiệm nhân tình của mình một chức vụ, đó là Hedvig Taube, Bà Bá tước xứ Hessenstein. Vương hậu Ulrika Eleonora không thể công khai bày tỏ sự bất mãn của mình, đã âm thầm chia sẻ với người bạn lâu năm là Emerentia von Düben, và bản thân Phu nhân Düben khuyên Vương hậu không nên công khai căng thẳng với nhà vua trong vấn đề này, vì sẽ ảnh hưởng đến phẩm hạnh của Vương hậu, đồng thời một nhân tình sẽ chẳng thể làm địa vị của Vương hậu lung lay được, Ulrika nghe theo và bà thậm chí còn cùng Hedvig Taube đi dạo cho triều đình thấy để bảo toàn danh dự cho chồng mình. Sự khuyên giải này của Phu nhân Düben không chỉ khiến quan hệ giữa bà với Vương hậu thêm vững chắc, mà còn được Vua Frederick vị nể.

Tuy nhiên, phái Riksdag lại trong những năm 1738, 17401741 dấy lên chỉ trích việc nhà vua quan hệ với nhân tình. Hầu hết ý kiến đều đánh giá vai trò cao quý của Ulrika Eleonora, trong việc vừa là Vương hậu vừa là Trữ quân của Thụy Điển, và việc nhà vua ngoại tình là điều hoàn toàn gây thất vọng trong dư luận. Vào lúc ấy, thái độ của Ulrika được chú ý hơn cả. Vào năm 1738 và sang năm 1739, các Giám mục đã gửi thông cáo đến phàn nàn về việc nhà Vua ngoại tình, còn Vương hậu Ulrika, khi nói chuyện với Tổng Giám mục đã biểu lộ rõ sự xót thương với bản thân mình khi bị chồng lừa dối và bầy tỏ sự thất vọng với gia đình Taube. Các giới Tăng lữ dựa vào việc này nhắc lại lời thề năm 1720 của nhà Vua, là:「"Tình yêu, danh dự và sự kính trọng nhất dành cho người vợ xứng đáng duy nhất, công nương Ulrica Eleonora cao quý... và tuyên bố rằng các Giai đẳng trong toàn quốc có thể từ bỏ sự trung thành của mình, nếu ta phá vỡ lời thề và sự đảm bảo này"」. Đây cũng là chứng cứ cho phái Riksdag có thể phế truất nhà Vua nếu làm Vương hậu phật lòng. Vào ngày 26 tháng 4 năm ấy, nhà Vua Frederik bày tỏ muốn trở về Hesse, khiến triều đình Thụy Điển lại dấy lên những tin đồn và kế hoạch, trong đó nếu nhà Vua bỏ về Hesse, thì Vương hậu Ulrika sẽ được bè phái nâng trở lại làm Nhiếp chính, hoặc nếu có thể phế truất luôn nhà Vua để tái đăng vị. Sự việc càng đi vào căng thẳng khi nhiều bằng chứng lộ ra nhà Vua muốn bí mật kết hôn với Hedvig Taube tại Hesse. Cuối cùng, Vương hậu Ulrika bác bỏ hết ý định tái vị hay từ bỏ hôn nhân với nhà Vua, và yêu cầu về Hesse của nhà Vua cũng không bao giờ được đề cập nữa.

Quan tài của Vương hậu Ulrika Eleonora tại Nhà thờ Riddarholm, Thụy Điển

Đến năm 1470, vấn đề ngoại tình này của nhà Vua lại được khơi mào. Nhưng theo năm tháng thì thái độ của Ulrika đối với vấn đề này ngày càng giảm, một phần có lẽ giữa nhà Vua và Taube đã có con, và quan điểm Tin Lành của Ulrika cũng sớm buông xuôi và quyết định 「"Tha thứ linh hồn"」 của chồng mình. Khi bà tổ chức hôn lễ cho Thị tùng của mình là Sigrid Bonde, nhà Taube cùng hai nhà ủng hộ là nhà Gylleborg và nhà Sparre đều được mời tham dự dù không cần thiết phải như vậy. Và khi thành viên phái Riksdag là Carl Sparre trình diện - được biết đến rộng rãi ủng hộ phu nhân Taube, Vương hậu Ulrika vẫn chào đón với nghi thức ngoại giao phù hợp. Năm 1741, Giám mục Erik Benzelius công khai chỉ điểm vấn đề ngoại tình của nhà Vua, và nhắc nhở lời thề khi Vương hậu đã thiện nhượng Vương vị cho nhà Vua trong quá khứ cũng như sự xót thương của dân chúng Thụy Điển dành cho Vương hậu trong tình thế này. Cuối cùng, hai phái đoàn được cử đi, một đến nhà Vua, một đến Hedvig Taube. Tháng 7 năm ấy, phái đoàn đến trước nhà Vua và đọc quyết định của quốc hội. Phản ứng của Vua Frederick được ghi lại là cực kỳ giận dữ, bất bình trước những hành động can thiệp này của quốc hội, từ chối chấp thuận vào lần đầu nhưng vẫn bị ép buộc phải đưa ra tuyên bố xám hối cho hành động này của mình vào lần sau cùng. Còn phu nhân Hedvig Taube, Vương hậu Ulrika đã nói với các sứ đoàn rằng:「"Khi các ngày Giáo sĩ đi theo đức tin và lương tâm, hãy làm đúng như vậy mặc cho vấn đề khác xảy ra"」, ám chỉ rằng các phái đoàn lần này cũng phải cứng rắn y hệt như làm với nhà Vua. Sau cùng, Hedvig Taube biện hộ rằng mình không hề nhận bất kỳ sự phiền lòng nào từ Vương hậu.

Sự việc cảnh cái Taube và nhà Vua diễn ra chỉ vài tháng sau, thì vào ngày 24 tháng 11 năm ấy, Vương hậu Ulrika phát chứng bệnh đậu mùa và qua đời, thọ 53 tuổi. Có tin đồn cho rằng bà đã bị đầu độc, tuy nhiên sau đó, khi tang lễ của bà được cử hành, các di chứng của bệnh đậu mùa được hiện rõ trên thi thể của bà, nên các tin đồn này đã bị bác bỏ. Vì bà đã tuyên bố mình là Trữ quân, nên việc bà qua đời mà vẫn không có con trai thừa kế đã dẫn đến một loạt khủng hoảng thừa kế Vương vị của Thụy Điển ngay sau đó[3].